Đại tiện ra máu là bệnh gì? có nguy hiểm không?

28-02-2022, 1421

Bị đi ngoài ra máu có thể là máu tươi hay máu đen (phân đen) nguyên nhân có thể nghĩ đến như bệnh trĩ, bệnh về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, loét dạ dày, thậm chí có thể có khối u. Đại tiện ra máu thường gặp ở đoạn dưới đường tiêu hóa, đặc biệt là chảy máu kết tràng và trực tràng, đôi khi cũng có thể gặp ở đoạn trên đường tiêu hóa. Màu máu khi đại tiện do bộ phận bị chảy máu trong đường tiêu hóa, lượng máu và thời gian máu đọng lại trong đường ruột chi phối.

Một số bệnh có thể dẫn đến đại tiện ra máu như:

Bệnh trĩ: Hiện tượng chảy máu xuất hiện trong quá trình hoặc sau khi đại tiện, ít đau, máu màu đỏ tươi, ra kèm theo phân, lượng máu có thể nhiều hoặc ít.

Các bệnh đường tiêu hóa: Máu có màu đen hoặc đỏ thẫm, bộ phận bị chảy máu thường là đoạn trên đường tiêu hóa. Nếu máu màu đỏ thì thường là bị chảy máu đoạn dưới đường tiêu hóa.

Nứt kẽ hậu môn: Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc chỉ thấy trên giấy vệ sinh. Nếu mới bị nứt kẽ, sau khi đại tiện sẽ thấy đau dữ dội.

Ung thư trực tràng: Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Thời kì cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, cũng xuất hiện táo bón và đi ngoài.

Viêm kết tràng do loét, bệnh lỵ: Thường kèm theo dịch nhầy hoặc mủ, kèm theo đau bụng dưới, sốt, đại tiện nhiều lần.

Polyp trực tràng và kết tràng: Máu màu đỏ tươi, ít đau, máu lẫn theo phân.

Các bệnh toàn thân khác như: Bệnh máu trắng, máu không đông, và các bệnh truyền nhiễm ít gặp khác. Đồng thời với việc đại tiện ra máu, các bộ phận khác có thể cũng bị chảy máu.

Đại tiện ra máu là bệnh gì? có nguy hiểm không?

Một số nguy hiểm khi bị đi ngoài ra máu

Bị đi ngoài ra máu lần đầu, rất nhiều người cho rằng không đáng ngại, sẽ có thể tự khỏi. Thực tế, đại tiện ra máu cũng giống như các bệnh khác, có thể chuyển biến nặng lên, nếu kéo dài lâu sẽ giống như cài sẵn một quả bom trong cơ thể, một khi phát nổ sẽ dẫn đến một loạt các bệnh khác và đại tiện ra máu trong thời gian dài.

Thứ nhất: Bị đi ngoài ra máu có thể gây thiếu máu do mất máu nhiều:

- Nếu chảy máu thể nặng thường thấy huyết áp tụt, mạch nhanh, nhỏ khó bắt, có thể bị ngất, rối loạn ý thức hoặc có sốc do chảy máu.

- Thể vừa thì thường thấy da xanh, tim đập nhanh, tiểu ít, chân tay lạnh.

- Thể nhẹ thì các triệu chứng kín đáo hơn: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm mặt mày, gai rét toàn thân.

Thứ hai: Do dịch nhầy kích thích da có thể gây ngứa và viêm da hậu môn.

Ngoài ra, đi ngoài ra máu còn là dấu hiệu sớm của chứng u nang hậu môn trực tràng ác tính. Do tình trạng đại tiện kèm máu và trĩ gẫn giống nhau nên thông thường khó phân biệt, hơn nữa, một số người lại không coi trọng bệnh, bỏ qua giai đoạn đầu bệnh u nang ác tính, gây nên hậu quả nghiêm trọng.

Lưu ý: Khi bị đi ngoài ra máu, bạn nên đến các cơ sở ý tế có chuyên khoa để thăm khám xác định nguyên nhân và chưa trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

 Nếu còn thắc mắc về những vấn đề liên quan về búi trĩ người bệnh có thể liên lạc với phòng khám chúng tôi bằng cách gọi vào số Hotline 028 3853 8888 hoặc nhấp vào mục >>TƯ VẤN TRỰC TUYẾN<< để hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc, hoàn toàn miễn phí.

Phòng khám Bệnh Trĩ Văn Kiệt đang thực hiện biện pháp đẩy lùi COVID, phòng khám Văn Kiệt là phòng khám an toàn, nói không với covid:

 Khử khuẩn toàn bộ khuôn viên hằng ngày

 Sàng lọc phân luồng bệnh nhân nghiêm ngặt

 Rửa tay, kiểm tra thân nhiệt từ cửa phòng khám

 Phát khẩu trang chống covid miễn phí

 Thực hiện chính sách “ một bác sĩ – một bệnh nhân”

 

Đặt hẹn

Đặt hẹn miễn phí

Đặt hẹn miễn phí